Tụng Kinh A Di Đà Nghĩa Việt Dịch HT Thích Trí Tịnh
- Thích Quảng Văn (2020)You are listening to the song Tụng Kinh A Di Đà Nghĩa Việt Dịch HT Thích Trí Tịnh by Thích Quảng Văn, . The highest quality of audio that you can download is flac . Also, you can play quality at 32kbps, view lyrics and watch more videos related to this song.
Lyrics
TÁN LƯ HƯƠNG
Kim lư vừa bén chiên đàn
Khắp xông pháp giới đạo tràng mười phương
Hiện thành mây báu kiết tường
Chư Phật rõ biết ngọn hương chí thiền
Pháp thân toàn thể hiện tiền
Chứng minh hương nguyện phước liền ban cho.
Nam Mô Hương Vân Cái Bồ Tát. ( 3 lần )
CHÚ ĐẠI BI
Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni.
Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da.
Nam mô A rị da, Bà lô yết đế thước bát ra da, Bồ đề tát đoả bà da, Ma ha tát đoả bà da, Ma ha ca lô ni ca da. Án, Tát bàn ra phạt duệ, Số đát na đát toả.
Nam mô tất kiết lật đoả y mông a rị da, Bà lô yết đế, thất Phật ra lăng đà bà.
Nam mô na ra cẩn trì, Hê rị ma ha bán đa sa mế, Tát bà a tha đậu du bằng, A thệ dựng, Tát bà tát đa na ma bà già, Ma phạt đạt đậu, Đát điệt tha. Án a bà lô hê, Lô ca đế, Ca ra đế, Di hê rị, Ma ha bồ đề tát đoả, Tát bà tát bà, Ma ra ma ra, Ma hê ma hê rị đà dựng, Cu lô cu lô yết mông, Độ lô độ lô phạt xà da đế, Ma ha phạt xà da đế, Đà ra đà ra, Địa rị ni, Thất Phật ra da, Dá ra dá ra. Mạ mạ phạt ma ra, Mục đế lệ, Y hê y hê, Thất na thất na, A ra sâm Phật ra xá lợi, Phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, Hô lô hô lô ma ra, Hô lô hô lô hê rị, Ta ra ta ra, Tất rị tất rị, Tô rô tô rô, Bồ đề dạ bồ đề dạ, Bồ đà dạ bồ đà dạ, Di đế rị dạ, Na ra cẩn trì, Địa rị sắc ni na, Ba dạ ma na, Ta bà ha. Tất đà dạ, Ta bà ha. Ma ha tất đà dạ, Ta bà ha. Tất đà du nghệ, Thất bàn ra dạ, Ta bà ha. Na ra cẩn trì, Ta bà ha. Ma ra na ra, Ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da, Ta bà ha. Ta bà ma ha a tất đà dạ, Ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ, Ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, Ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn già ra dạ, Ta bà ha. Ma bà rị thắng yết ra dạ, Ta bà ha.
Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị da, bà lô kiết đế, Thước bàn ra dạ, Ta bà ha. ( 3 lần )
Án tất điện đô, Mạn đà ra, Bạt đà dạ, Ta bà ha.
NGHI THỨC TRÌ TỤNG
CHƠN NGÔN TỊNH PHÁP GIỚI
Án lam ( 7 lần )
CHƠN NGÔN TỊNH BA NGHIỆP:
Án, sa phạ, bà phạ, truật đà sa phạ, đạt mạ sa phạ, bà phạt truật độ hám. (3 lần)
CHƠN NGÔN PHỎ CÚNG DƯỜNG:
Án nga nga nẵng tam bà phạ phiệt nhựt ra hồng. ( 3 lần )
BÀI VĂN PHÁT NGUYỆN:
Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo ( 3 lần )
Lạy đấn tam giới tôn
Quy mạng mười phương Phật
Nay con phát nguyện lớn
Trì tụng Kinh A Di Đà
Trên đền bốn ơn nặng
Dưới cứu khổ tam đồ
Nếu có ai thấy nghe
Đều phát Bồ đề tâm
Khi mãn báo thân này
Sanh qua cõi Cực La5d.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ( 3 lần )
BÀI KỆ KHAI KINH
Phật pháp rộng sâu rất nhiệm mầu
Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu
Nay con nghe thấy chuyên trì tụng,
Nguyện tỏ Như Lai nghĩa nhiệm mầu.
Nam Mô Liên Trì Hải Hội Phật, Bồ Tát Ma Ha Tát ( 3 lần )
PHẬT THUYẾT KINH A DI ĐÀ
( Hán dịch, nhà Dao Tần Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập dịch )
1. KỲ VIÊN ĐẠI HỘI
Ta nghe như vầy: Một thuở nọ Đức Phật ở nơi vườn Kỳ Thọ, cấp Cô Độc nước Xá- Vệ, cùng với một nghìn hai trăm năm mươi vị đại Tỳ kheo câu hội. Điều là bậc Đại A La Hán mọi người điều quen biết, như là:
Trưởng lão Xá- Lợi- Phất, Đại Mục- Kiền- Liên, Đại Ca- Diếp, Ma- Ha Ca- Chiên- Diên, Ma- Ha Câu Hy- La, Ly- Bà- Đa, Châu- Lợi- Bàn- Đà- Già, Nan-Đà, A- Nan- Đà, La- Hầu- La, Kiều- Phạm- Ba- Đề, Tân Đầu- Lu- Phả- La- Đoạ, Ca- Lưu- Đà- Di, Ma-Ha Kiếp Tân Na, Bạc- Câu- La, A- Nâu- Lầu- Đà, những vị đại đệ tử như thế.
Và hàng Đại Bồ Tát, Văn- Thù- Sư- Lợi: Pháp- Vương- Tử, A- Dật- Đa Bồ Tát, Càn- Đà- Ha- Đề Bồ Tát, Thường- Thinh- Tấn Bồ Tát, cùng với các vị Đại Bồ Tát như thế và với vô lượng chư Thiên như ông Thích- Đề- Hoàn- Nhơn..v..v… đại chúng cùng đến dự hội
2. Y BÁO CHÁNH BÁO
Bây gời Đức Phật bảo ngài Trưởng lão Xá- Lợi- Phất rằng: “ Từ đây qua phương Tây quá mười muôn ức cõi Phật, có thế giới tên là Cực Lạc, trogn thế giới đó có Đức Phật hiệu là A Di Đà hiện nay đương nói pháp.
3. Y BÁO TRANG NGHIÊM
Xá Lợi Phất ! Cõi đó vì sao tên là cõi Cực Lạc?
Vì chúng sanh trong cõi đó không có bị những sự khổ, chỉ hưởng những điều vui, nên nước đó tên là Cực Lạc.
Xá Lợi Phất! lại trong cõi Cực Lạc có bảy từng bao lơn, bảy từng mành lưới, bảy từng hàng cây, đều bằng bốn chất báu bao bọc giáp vòng, vì thế nên nước đó tên là Cực Lạc.
Xá Lợi Phất! Lại trong cõi Cực Lạc có ao bằng bảy châu báu, trong ao đầy dẫn nước đủ tám công đức, đáy thuần dùng cát vàng trải làm đất.
Vàng bạc, lưu ly, pha lê hiệp thành những thềm, đường ở bốn bên ao; trên thềm đường có lầu gác cũng đều nghiêm sức bằng vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não.
Trong ao có hoa sen lớn như bánh xe: hoa sắc xanh thời ánh sáng xanh, sắc vàng thời ánh sáng vàng, sắc đỏ thời ánh sáng đỏ, sắc trắng thời ánh sáng trắng, mầu nhiệm thơm tho trong sạch.
Xá Lợi Phất! Cõi nước Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy.
Xá Lợi Phất! Lại rong cõi nước của Đức Phật đó, thường trỗi nhạc trời, đất bằng vàng ròng, ngày đêm sáo trời rưới hoa trời mạn đà la.
Chúng sanh trong cõi đó thường vào lúc sáng sớm, đều lấy đãi hoa đựng những hoa tốt đem cúng dường mười muôn ức Đức Phật ở phương khác, đến giờ ăn liền trở về bổn quốc ăn cơm xong đi kinh hành.
Xá Lợi Phất! Cõi nước Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy.
Lài nữa, Xá Lợi Phất! Cõi đó thường có những giống chim mầu sắc xinh đẹp là thường, nào chim Bạch hạc, Khổng tước, Anh- võ, Xá- lợi, Ca- lăng- tần- già, Cọng- mạng; nhữn giớng chim đó ngày đêm sáu thời kêu tiếng hoà nhã.
tiếng chim đó diễn nói những pháp như ngũ căn, ngũ lực, thất bồ đề phần, bát thánh đạo phần..v..v.. Chúng sanh trong cõi đó nghe tiếng chim xong thảy đều niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng!
Xá- Lợi- Phất! Ông chớ cho rằng những giống chim đó thiệt là do tội báo sanh ra. Vì sao?
Vì cõi của Đức Phật đó không có ba đường dữ. Xá- Lợi- Phất! Cõi của Đức Phật đó tên đường dữ còn không có huống gì lại có sự thật. Những giống chim đó là do Đức Phật A Di Đà muốn làm cho tiếng pháp được tuyên lưu mà biến hoá làm ra đấy thôi.
Xá- Lợi- Phất! Trong cõi nước của Đức Phật đó, gió nhẹ thổi động các hàng cây báu và động mành lưới báu, làm vang ra tiếng vi diệu, thí như trăm nghìn thứ nhạc đồng một lúc hoà chung.
Người nào nghe tiếng đó tự nhiên đều sanh lòng niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.
Xá- Lợi- Phất! Cõi nước của Đức Phật đó thành tựu công đức trang ngiêm dương ấy.
4. CHÁNH BÁO VÔ LƯỢNG THÙ THẮNG
Xá- Lợi- Phất! Nơi ý ông nghĩ sao? Đức Phật đó vì sao hiệu là A Di Đà?
Xá-Lợi- Phất! Đức Phật đó, hào quang sáng chói vô lượng, soi suốt các cõi nước trong mười phương không bị chướng ngại vì thế nên hiệu là A Di Đà.
Xá- Lợi- Phất! Đức Phật đó và nhân dân của Ngài sống lâu vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp, nên hiệu là A Di Đà.
Xá- Lợi- Phất! Đức Phật A Di Đà thành Phật nhẫn lại đến nay, đã được mười kiếp.
Xá- Lợi- Phất! Lại Đức Phật đó có vô lượng vô biên Thanh Văn đệ tử đều là bực A La Hán, chẳng phải ính đếm mà có thể biết được, hàng Bồ Tát chúng cũng đông như thế.
Xá- Lợi- Phất! Cõi nước của Đức Phật đó thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy.
Xá- Lợi- Phất! Lại trong cõi Cực Lạc, những chúng sanh vãng sanh vào đó đều là bực bất thối chuyển.
Trong đó có rất nhiều vị bực nhất sanh bổ xứ, số đó rất đông, chẳng phải tính đếm mà hết được, chỉ có thể dùng số vô lượng vô biên a – tăng – kỳ để nói thôi!
Xá- Lợi- Phất! Cùng sanh nào nghe những điều trên đây, nên phải phát nguyện cầu sanh về nước đó.
Ví sao? Vì đặng cùng với các bậc Thượng thiện nhơn như thế câu hội một chỗ.
5.NHƠN HẠNH VÃNG SANH
Xá- Lợi- Phất! Chẳng có thể dùng chút ít thiện căn phước đức nhơn duyên mà được sanh về cõi đó.
Xá- Lợi- Phất! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe nói đức Phật A Di Đà, rồi chấp trì danh hiệu của Đức Phật đó, hoặc trong một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bảy ngày, một lòng không tạp loạn.
Thời người đó đến lúc lâm chung Đức Phật A Di Đà cùng hàng Thánh Chúng hiện thân ở trước người đó.
Người đó lúc chết tâm thần không điên đảo, liền được vãng sanh về cõi nước Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà.
Xá- Lợi- Phất! Ta thấy có sự lợi ích ấy nên nói những lời như thế.
Nếu có chúng sanh nào, nghe những lời trên đó, nên phải phát nguyện sanh về cõi nước Cực Lạc.
6. SÁU PHƯƠNG PHẬT ĐỒNG KHUYÊN TIN
Xá- Lợi- Phất! Như Ta hôm nay ngợi khen công đức lợi ích chẳng thể nghĩ bàn của Đức Phật A Di Đà, phương Đông cũng có đức A- Súc- Bệ- Phật, Tu- Di- Tướng Phật, Đại- Tu- Di Phật, Tu- Di- Quang Phật, Diệu- Âm Phật; Hằng hà sa số những Đức Phật như thế đều ở tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: “ Chúng sanh các người phải nên tin kinh: xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này”.
Xá- Lợi- Phất! Thế giới phương Tây, có đức Vô Lượng- Thọ Phật, Vô- Lượng- Tướng Phật, Vô- Lượng- Tràng Phật, Đại Quang Phật, Đại- Minh Phật, Bửu- Tướng Phật, Tịnh- Quang Phật. Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều ở tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: “ Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này”.
Xá- Lợi- Phất! Thế giới phương Bắc, có đức Diệm- Kiên- Phật, Tơi- Thắng- Âm- Phật, Nan- Trở Phật, Nhựt- Sanh Phật, Võng- Minh Phật. Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều ở tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm kharwpcõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng:“ Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này”.
Xá- Lợi- Phất! Thế giới phương dưới, có đức Sư- Tử Phật, Danh- Văn Phật, Danh- Quang Phật, Đạt- Mạ Phật, Pháp- Tràng Phật, Trì- Pháp Phật, Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều ở tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắpcõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng:“ Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này”.
Xá- Lợi- Phất! Thế giới phương trên, có đức Phạm- Âm- Phật, Tú- Vương- Phật, Hương- Thượng- Phật, Hương- Quang- Phật, Đại- Diệm- Kiên Phật, Tạp- Sắc- Bửu- Hoa- Nghiêm- Thân Phật, Ta- La- Thọ- Vương Phật, Bửu- Hoa Đức Phật, Kiến- Nhứt- Thiết- Nghĩa Phật, Như- Tu- Di- Sơn Phật. Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều ở tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắpcõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng:“ Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này”.
Xá- Lợi- Phất! Nơi ý của ông nghĩ thế nào, ví sao tên là kinh: Nhứt- Thiết- Chư- Phật Sở Hộ Niệm?
Xá- Lợi- Phất! Vì nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe kinh này mà thọ trì đó, và nghe danh hiệu của Đức Phật, thời những thiện nam tử cùng thiện nữ nhơn ấy đều được tất cả các đức Phật hộ niệm, đều được không thối chuyển nơi đạo Vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Xá- Lợi- Phất! Cho nên các ông đều phải tin nhận lời của Ta và của các đức Phật nói.
Xá- Lợi- Phất! Nếu có người đã phát nguyện, hiện nay phát nguyện, sẽ phát nguyện muốn sanh về cõi nước của Đức Phật A Di Đà, thời những người ấy đều đặng không thối chuyển nơi đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác; nơi cõi nước kia, hoặc đã sanh về rồi, hoặc hiện nay sanh về, hoặc sẽ sanh về.
Xá- Lợi- Phất! cho nên các thiện nam tử, thiện nữ nhân nếu người nào có lòng tin thời phải nên phát nguyện sanh về cõi nước kia.
7. THUYẾT KINH RẤT KHÓ
Xá- Lợi- Phất! Như Ta hôm nay ngợi khen công đức chẳng thể nghĩ bàn của các đức Phật, các đức Phật đó cũng ngợi khen công đức chẳng thể nghĩ bàn của Ta mà nói lời này: “Đức Thích Ca Mâu Ni Phật hay làm được việc rất khó khăn hi hữu, có thể ở trong cõi Ta Bà đời ác năm món trược: kiếp trược, kiến trược, phiền trược, não trược, chúng sanh trược, mạng trược trung, mà Ngài chứng được ngôi Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, Ngài vì các chúng sanh nói kinh pháp mà tát cả thế gian khó tin này”.
Xá- Lợi- Phất! Phải biết rằng Ta ở trong đời ác ngũ trược thật hành việc khó này: đặng thành bậc Vô Thượng Chánh Giác và vì tất cả thế gian nói kinh pháp khó tin này, đó là rất khó!
Đức Phật nói kinh này rồi, ngài Xá- Lợi- Phất cùng các vị Tỳ kheo, tất cả trong đời: Trời, Người, A- Tu- La, v..v… nghe lời của Đức Phật dạy, đều vui mừng tin nhận đảnh lễ Phật mà lui ra.
Phật Nói Kinh A Di Đà
A-Di- Đà Phật Tán:
Giáo chủ thế giới Tây phương là bậc Năng Nhơn của Tịnh độ; 48 nguyện độ chúng sanh; Lời phát nguyện thề rất sâu xa. Thượng Phẩm Thượng Sanh, Đồng đến BỬU LIÊN THÀNH.
1.- Nam-mô An-Dưỡng quốc, Cực-Lạc thế giới Di-Đà Hải-Hội, Vô-Lượng-Quang-Như Lai.
2.- Nam-mô An-Dưỡng quốc, Cực-Lạc thế giới Di-Đà Hải-Hội, Vô-Biên-Quang-Như Lai.
3.- Nam-mô An-Dưỡng quốc, Cực-Lạc thế giới Di-Đà Hải-Hội, Vô-Ngại -Quang-Như Lai.
4 .- Nam-mô An-Dưỡng quốc, Cực-Lạc thế giới Di-Đà Hải-Hội, Vô-Đối-Quang-Như Lai.
5.- Nam-mô An-Dưỡng quốc, Cực-Lạc thế giới Di-Đà Hải-Hội, Diệm-Vương -Quang-Như Lai.
6.- Nam-mô An-Dưỡng quốc, Cực-Lạc thế giới Di-Đà Hải-Hội, Thanh-Tịnh-Quang-Như Lai.
7.- Nam-mô An-Dưỡng quốc, Cực-Lạc thế giới Di-Đà Hải-Hội, Hoan-Hỉ -Quang-Như Lai.
8.- Nam-mô An-Dưỡng quốc, Cực-Lạc thế giới Di-Đà Hải-Hội, Trí-Huệ-Quang-Như Lai.
9.- Nam-mô An-Dưỡng quốc, Cực-Lạc thế giới Di-Đà Hải-Hội, Nan-Tư -Quang-Như Lai.
10.- Nam-mô An-Dưỡng quốc, Cực-Lạc thế giới Di-Đà Hải-Hội, Bất-Đoạn-Quang-Như Lai.
11.- Nam-mô An-Dưỡng quốc, Cực-Lạc thế giới Di-Đà Hải-Hội, Vô-Xưng-Quang-Như Lai.
12.- Nam-mô An-Dưỡng quốc, Cực-Lạc thế giới Di-Đà Hải-Hội, Siêu-Nhựt-Nguyệt-Quang-Như Lai.
BÁT-NHÃ-BA-LA-MẬT-ĐA TÂM KINH
Khi Ngài Bồ Tát Quán Tự Tại Bồ Tát thực hành sâu xa pháp Bát Nhã Ba la mật đa, Ngài soi thấy năm uẩn đệu không, nên qua hết thảy khổ ách.
Này ông Xá Lợi Tử, Sắc chẳng khác gì Không, Không chẳng khác gì Sắc, Sắc chính là Không, Không chính là Sắc. Thụ, Tưởng, Hành, tức cũng đều như thế.
Náy ông Xá Lợi Tử, Tướng “ không “ của mọi pháp ấy không sinh không diệt, không nhơ không sạch, không thêm không bớt.
Cho nên trong “ chân không “ không có Sắc, không có Thụ, Tưởng, Hành, Thức; Không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ý; Không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; Không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới; Không có vô minh, cũng không có cái hết vô minh; Không có già chết, mà cũng không có cái hết già chết; Không có khổ, tập, diệt, đạo; Không có trí tuệ, cũng không có chứng đắc.
Vì không có chỗ chứng đắc nên Bồ tát y theo Bát nhã ba la mật đa, tâm không ngăn ngại, vì không ngăn ngại nên không sợ hãi, xa hẳn mộng tưởng điên đảo, đạt tới cứu cánh Niết bàn.
Chư Phật trong ba đời cũng y vào Bát nhã ba la mật đa, được đạo quả vô thượng, chánh đẳng chánh giác.
Cho nên biết Bát nhã ba la mật đa là đại thần chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, là vô đẳng đẳng chú, trừ được hết thảy khổ, chân thật không hư.
Vì vậy, nói ra bài chú Bát nhã ba la mật đa, liền nói bài chú ấy rằng:
“ Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đê, bồ đề tát bà ha”.
Bạt Nhứt-Thiết-Nghiệp-Chướng
Căn-Bổn Đắc Sanh Tịnh-Độ Đà La-Ni:
Nam mô A Di Đà bà dạ- Đa tha dà đa dạ -Đa địa dạ tha – A di rị đô bà tỳ – A di rị đa- Tất đam bà tỳ – A di rị đa – Tì ca lan đế – A di rị đa – Tì ca lan đa – Dà di nị – Dà dà na – Chỉ đa ca lệ – Ta bà ha ( 7 biến )
KỆ CA NGỢI PHẬT
Thân Phật Di Đà sắc vàng ròng,
Tướng tốt sáng ngời không gì sánh,
Baschf hào uyển chuyển năm Tu Di,
Mắc biếc lắng trong bốn bể lớn,
Vô số hoá Phật trong hào quang,
Chúng hoá Bồ tát cũng vô biên,
Bốn mươi tám nguyện độ chúng sanh,
Chín phẩm sen vàng lên giải thoát.
Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi , tiếp dẫn đạo sư A Di Đà Phật
Recent comments