Cao Sơn Lưu Thuỷ (高山流水)
- Various Artists (2014)You are listening to the song Cao Sơn Lưu Thuỷ (高山流水) by Various Artists, in album Trung Hoa Cổ Điển Thập Đại Danh Khúc (中国古琴十大名曲). The highest quality of audio that you can download is flac . Also, you can play quality at 32kbps, view lyrics and watch more videos related to this song.
- Bình Sa Lạc Nhạn (平沙落雁) - Various Artists
- Dương Xuân Bạch Tuyết (阳春白雪) - Various Artists
- Thập Diện Mai Phục (十面埋伏) - Various Artists
- Tịch Dương Tiêu Cổ (夕阳箫鼓) - Various Artists
- Cao Sơn Lưu Thuỷ (高山流水) - Various Artists
- Hán Cung Thu Nguyệt (汉宫秋月) - Various Artists
- Quảng Lăng Tán Cầm Khúc (广陵散琴曲) - Various Artists
- Mai Hoa Tam Lộng (梅花三弄) - Various Artists
- Ngư Tiều Vấn Đáp (渔樵问答) - Various Artists
- Hồ Gia Thập Bát Phách (胡笳十八拍) - Various Artists
Lyrics
Trong “Thập đại kiệt tác”, khúc nhạc gây ấn tượng cho nhiều người nhất là “Cao sơn lưu thuỷ” (高山流水). Khúc nhạc được danh cầm Quản Bình Hồ (1879 - 1967) - người chơi đàn Cổ cầm hay nhất thế kỷ 20 chơi. Bản nhạc cũng được thu băng và gửi vào vũ trụ, coi như là tinh hoa của nhân loại.
“Cao sơn lưu thuỷ” gắn liền với điển tích Sở Bá Nha- Chung Tử Kì. Tương truyền, hơn hai nghìn năm trước Bá Nha hay đàn bản “Cao sơn lưu thuỷ”, nhưng chỉ có một mình Chung Tử Kì biết thưởng thức. Một lần Bá Nha gảy đàn, lòng nhớ tới núi cao, Tử Kì liền bảo “Thiện tại hồ cổ cầm, nguy nguy hồ nhược Thái Sơn” (Đánh đàn hay thay, vòi vọi tựa Thái Sơn). Đến lúc Bá Nha nghĩ đến vực sâu, Tử Kì nhận ngay ra rằng “Đăng đăng hồ nhược lưu thuỷ” (Cuồn cuộn như nước chảy).
Khi Tử Kì lâm bệnh chết, Bá Nha chỉ gẩy đàn thêm một lần duy nhất trước mộ người tri âm rồi đập đàn vào tảng đá, không bao giờ cầm đến cây đàn nữa.
Bản “Cao sơn lưu thuỷ” lưu truyền ngày nay chủ yếu là bản do Xuyên Phái đời Thanh gia công và phát triển, được Đường Di Minh đời nhà Thanh ghi lại trong “Thiên văn các cầm phổ” (năm 1876). Ông đã hết sức phát huy các thủ pháp cổn, phất, xước, chú, khiến hình tượng núi cao, nước chảy thêm rạng rỡ, nên mới có danh xưng “Thất thập nhị cổn phất lưu thuỷ”.
Bản nhạc này được phân thành 9 đoạn và một vĩ thanh, cụ thể là 4 bộ phận lớn: khởi, thừa, chuyển hợp. Phần khởi (đoạn 1 đến đoạn 3), thông qua giai điệu thâm trầm, hồn hậu, uyển chuyển và âm bội sáng rõ, đã biểu hiện được những cảnh tượng kì diệu của núi cao trùng điệp, suối chảy khe sâu một cách rõ ràng, tươi sáng.
Phần thừa (4 và 5), dàn trải không dứt, giai điệu đậm màu sắc ca hát, giống như những giọt nước chảy trong khe suối tập hợp thành dòng nước mạnh. Phần chuyển (6 và 7), nhờ vào khúc điệu có thứ tự bội âm đi xuống và âm giới của 5 thanh đi lên, âm hoá với xung động mạnh, kết hợp với các thủ pháp cổn, phất, như một dòng thác chảy ào ạt xuống, dồn vào sông biển cuộn trào sóng lớn. Phần hợp (đoạn 8 và vĩ thanh), vận dụng một phần âm điệu của phần thừa và phần chuyển tạo thành hiệu quả hô ứng, tạo nên dư âm như sóng trào trên sông biển, khiến người nghe có thể cảm nhận dư vị hết sức ngỡ ngàng và thú vị.
Thời nhà Đường, “Cao sơn lưu thuỷ” phân ra thành hai khúc, không phân đoạn. Đến thời Tống lại phân cao sơn thành 4 đoạn, lưu thuỷ thành 8 đoạn, thiên về lưu thuỷ, khiến cho người nghe có cảm giác biển lớn đang vỗ sóng bên tai, âm vang mãi không thôi.
Recent comments